Nhảy xa có bao nhiêu giai đoạn được xem là chính xác? Trong các môn thể thao có mặt tại các giải đấu thì chắc hẳn các bạn đã không còn quá xa lạ đối với bộ môn nhảy xa nửa rồi. Tác dụng của việc nhảy xa là gì? Để có thể trả lời các câu hỏi trên, cùng chúng tôi đi tìm hiểu kĩ hơn thông qua bài viết ngắn gọn dưới đây.
Một vài nét sơ lược về nhảy xa là như thế nào?
Bộ môn thể thao nhảy xa là một kiểu chạy lấy đà mà các vận động viên thường dựa vào tốc độ đó nhằm nhảy qua các chướng ngại vật. Các động tác của bộ môn này không dựa theo bất cứ chu kỳ nào nhất định mà được gắn kết chặt chẽ với nhau thông qua nhiều động tác.
Nhảy xa có mấy kiểu và tác dụng của nhảy xa
Đối với các cá nhân tập luyện bộ môn nhảy xa sẽ giúp tổng thể các bộ phận trên cơ thể của người đó phát triển một cách toàn diện. Quan trọng nhất chính là tốc độ chạy đà của vận động viên và sức dậm nhảy của vận động viên tại chỗ. Mỗi lần các bạn tập luyện nhảy xa thì các phần mô thần kinh được tăng lên rõ rết biểu hiện thông qua việc tốc độ co và duỗi lớn.
Khi làm quen với nhảy xa giúp chúng ta rèn luyện được ý chí, tinh thần dũng cảm vượt qua bất kỳ các chướng ngại nào ngáng đường. Từ một bộ môn thể thao tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại giúp anh em có thể trực tiếp phục vụ cho yêu cầu đời sống hàng ngày, quả thật rất tiện lợi đúng không nào.
Vậy nhảy xa có mấy kiểu? Thật ra nhảy xa có thể được chia ra làm 2 kiểu chính đều là kiểu có kỹ thuật cơ bản và được rất nhiều vận động viên chuyên nghiệp hiện nay sử dụng. Hai kiểu nhảy xa được chia ra là nhảy xa kiểu ngồi và nhảy xa kiểu ưỡn ngực. Đối với từng kiểu nhảy xa sẽ có những chú ý và điểm mạnh riêng.
Nhảy xa có bao nhiêu giai đoạn và từng kỹ thuật
Đối với bộ môn thể thao đặc biệt này thì chúng ta có thể chia nhảy xa thành 4 giai đoạn hoàn chỉnh đó là: Chạy đà, giậm nhảy, bay trên không và cuối cùng là đáp xuống cát. Mỗi giai đoạn đều rất quan trọng và cần chú ý trong các khẩu kỹ thuật động tác.
Chạy đà
Ai cũng biết mục đích chính của việc chạy đà chính là tạo ra tốc độ tối đa theo hướng nằm ngang trước khi chúng ta thực hiện giậm nhảy. Số các bước chạy đà của vận động viên nam là 18 đến 24 bước, còn của vận động viên nữ là 16 đến 24 bước. Tùy thuộc vào yêu cầu của huấn luyện viên mà chúng ta thực hiện số bước chạy.
Chạy đà được phân chia thành 2 kiểu chính đó chính là chúng ta có thể chạy theo kiểu tăng tốc độ trên toàn chặng hoặc giữ tốc độ tối đa ở các bước giậm nhảy cuối. Chúng ta nên cố gắng chạy nhanh nhất có thể ở giai đoạn đầu và duy trì được tốc độ cao ở cự lý cuối cùng.
Giậm nhảy
Đến giai đoạn giậm nhảy thì hầu hết chúng ta thường thwujc hiện đặt bàn chân xuống ván giậm bằng gót hoặc cả bàn chân. Đối với thời điểm các bạn đặt điểm bàn chân trên ván giậm cần phải phối hợp với toàn thân làm ra động tác rời khỏi ván giậm nhảy. Tay của bạn trong quá trình giậm nhảy cần phải đặt song song với mặt đất.
Khi chúng ta giậm nhảy thì ngực phải hướng về trước theo phương nằm ngay sao cho chiếm 87% trong lực khi hướng lên phía trên. Với phương thẳng đứng thì cần chiếm 13%. Bàn chân ở chỗ giậm nhảy chạy đà cuối phải đặt gót chân xuống rồi từ đó nhanh chóng chuyển qua cả bàn chân. Khi thực hiện cần hạ thấp gối để tạo thế cho việc giậm nhảy.
Bay trên không
Giai đoạn thứ 3 trong quá trình nhảy xa đó là bay trên không. Chúng ta cần phải lưu ý trong quá trình bay trên không bắt buộc phải duỗi người thẳng trong vòng 1-2 phút để có thể tạo được tư thế đáp xuống đất đạt kết quả tốt nhất.
Ở tư thế bay trên không, chúng ta không nên gập nhiều thân trên về phía trước. Tiếp tới trước khi đáp xuống hố cát thì 2 chân hầu như cần duỗi thẳng hoàn toàn đồng thời cả 2 tay đánh về phía dưới, trước và sau.
Tiếp đất – Đáp xuống cát
Giai đoạn cuối cùng để đạt được độ xa của lần nhảy xa, thì việc tiếp xuống hố cát cần có động tát vô cùng chuẩn. Không ít người do kỹ thuật cuối cùng trong giai đoạn này kém mà dẫn tới kết quả không được như mong muốn mặc dù khởi đầu vô cùng tốt.
Để tiếp đất một cách hoàn hảo chúng ta cần nâng đùi và đưa đầu gối tới sát ngực, gập thân trên nhiều về đằng trước. Trong lúc cẳng chân hạ xuống cần đưa hai tay chuyển từ cao về phía trước, tiếp tới là duỗi chân và nâng cẳng chân để gót chân thấp hơn mông một xíu.
Kết thúc
Bài viết trên đây đã trả giúp bạn trả lời được nhảy xa có bao nhiêu giai đoạn rồi đúng không nào. Hy vọng thông qua những gì chúng tôi đã viết, các bạn sẽ hoàn thiện được kỹ thuật nhảy xa của bản thân một cách chính xác nhất.